Giỏ hàng

MỘT SỐ RỦI RO PHÁP LÝ THƯỜNG GẶP GIAI ĐOẠN KHỞI NGHIỆP

  • Rủi ro về góp vốn: Việc góp vốn trong hợp tác kinh doanh là một trong những trăn trở của các startup, việc góp vốn chỉ được thực hiện suôn sẻ khi đối tác của chúng ta thực sự đáng tin cậy và có kỹ năng làm việc tốt. Trong một số trường hợp, khi đối phương là người không trung thực hay làm việc không rõ ràng có thể ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp và cá nhân các thành viên góp vốn.
  • Rủi ro về vốn thực, vốn ảo: Khi các doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính song lại muốn có một số vốn như mong đợi tại Giấy phép thì khả năng thiên về đăng ký “vốn ảo” sẽ rất cao. Tuy nhiên, khi pháp luật Việt Nam đang có chính sách hỗ trợ tối đa đối với các ngành nghề phổ thông không yêu cầu vốn tối thiếu, thì chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký số vốn thực hiện có. Việc đăng ký vốn ảo có thể bị thanh tra kiểm tra bất cứ lúc nào, tạo nhiều rủi ro về pháp lý và tiềm năng không có thực cho doanh nghiệp.
  • Rủi ro về các sắc thuế hiện hành: Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều đau đầu về vấn đề tiền thuế để hoạt động một doanh nghiệp, ví dụ như một năm sẽ đóng những loại thuế nào? Số tiền phải đóng có nhiều không? Công ty không có doanh thu liệu có phải đóng thuế? Các doanh nghiệp khởi nghiệp không có đủ điều kiện thuê phòng pháp lý và thuê riêng kế toán chuyên ngành sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong vấn đề kê khai và nộp thuế, sai tiền thuế, chậm nộp…Rắc rối nhất chính là không nộp thuế theo quy định sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế từ cơ quan Thuế như phong toả tài khoản, khoá mã số thuế,….
  • Rủi ro trong tuyển dụng kế toán: Một trong những sai lầm mà các startup hay nhầm lẫn chính là việc công ty nếu không có doanh thu thì không cần kế toán để khai báo thuế. Tuy nhiên, kinh doanh là một quá trình mà doanh nghiệp phải khai báo ngay từ những quý thành lập đầu tiên. Do đó, việc tuyển dụng một kế toán có đầy đủ kiến thức là một trong những điều quan trọng đối với khởi nghiệp. Một kế toán giỏi, nắm vững quy định thuế kế toán chính là hậu phương vững chắc cho sự phát triển sau này của công ty.
  • Rủi ro ký kết và tranh chấp hợp đồng lao động: Việc sử dụng người lao động cần tuân thủ theo quy định pháp luật về lao động để tránh trường hợp chủ doanh nghiệp “tiền mất tật mang”. Tuyển dụng một lao động ký kết Hợp đồng không đơn giản như thuê một nhân công làm việc tại nhà xưởng bình thường. Chủ doanh nghiệp cần có một Hợp đồng lao động được quy định rõ ràng về điều khoản làm việc, trả lương, thời giờ làm việc…để có thể tránh rủi ro tranh chấp sau này, ảnh hưởng tới cả 2 bên trong quá trình ký kết Hợp đồng.

Danh mục tin tức