Tư vấn thương vụ (M&A)
Hiện nay, M&A được gọi phổ biến là “Sáp nhập (Merger) và Mua lại (Acquisition)” đã, đang và sẽ là một xu thế tất yếu. Trong đó, sáp nhập được hiểu là hình thức hai hay nhiều doanh nghiệp hợp nhất lại thành một và cho ra đời một pháp nhân mới. Và mua lại được hiểu là việc một doanh nghiệp mua lại hoặc thâu tóm hoạt động một doanh nghiệp khác và không nhằm tạo ra một pháp nhân mới. Trong mọi trường hợp, vấn đề mua lại xảy ra khi công ty mua lại giành được quyền kiểm soát công ty bị mua lại như về quản lý cổ phần/ vốn, việc kinh doanh hoặc tài sản. Một số thương vụ M&A điển hình có thể kể đến như:
THỜI GIAN | SỰ KIỆN |
Tháng 5/2016 | Central Group - Tập đoàn bán lẻ đến từ Thái Lan đã chi 1,14 tỷ USD để sở hữu BigC Việt Nam. |
Tháng 12/2017 | Công ty Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan chi 4,8 tỷ USD, tương đương 110.000 tỷ đồng mua 53,59% Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). |
Tháng 04/2018 | Quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore đầu tư mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes với giá trị thương vụ là 1,3 tỷ USD. |
Tháng 07/2018 | Công ty cổ phần FPT đã ký hợp đồng mua 90% cổ phần của công ty công nghệ Intellinet, Mỹ. Giá trị thương vụ khoảng 50 triệu USD. |
Cuối 2018 | Công ty TNHH An Quý Hưng (AQH) đã chi 7.366 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn nhất của Vinaconex với tỷ lệ sở hữu 57,71% |
Như vậy, M&A có thể thực hiện qua các hình thức như:
- Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua việc góp vốn điều lệ Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của Công Ty Cổ Phần.
- Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty.
Mỗi một hình thức M&A đều có những quy định riêng của pháp luật điều chỉnh. Vì vậy, trước khi thực hiện bất cứ hoạt động M&A nào, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật để xác định mục đích đầu tư có đạt được hay không và cần phải thực hiện các thủ tục đầu tư như thế nào để pháp luật bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình.