LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA – PHAO CỨU SINH CHO HƠN 95% DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
- TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Theo số liệu thống kê hiện tại đến năm 2019, số lượng doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam chiếm tỷ lệ 95%, nhận thấy bất cập trong việc không có khung pháp lý hỗ trợ riêng cho đối tượng phổ biến này, Quốc hội đã họp và tiến hành thông qua Luật Hỗ Trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa: bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa
- Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người ;
- Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa 2017
Bên cạnh đó, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Cụ thể như sau:
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
| DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ | DOANH NGHIỆP NHỎ | DOANH NGHIỆP VỪA |
Số lao động tham gia BHXH bình quân năm | Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người | Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người | Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người |
Tổng doanh thu Tổng nguồn vốn | Tổng DT của năm =< 3 tỷ đồng/ tổng nguồn vốn =<3 tỷ đồng | Tổng DT của năm =<50 tỷ đồng/ tổng nguồn vốn =<20 tỷ đồng | Tổng DT của năm =<200 tỷ đồng/ tổng nguồn vốn =<100 tỷ đồng |
- Trong lĩnh vực Thương mại, dịch vụ
| DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ | DOANH NGHIỆP NHỎ | DOANH NGHIỆP VỪA |
Số lao động tham gia BHXH bình quân năm | Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người | Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 50 người | Số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người |
Tổng doanh thu Tổng nguồn vốn | Tổng DT của năm =<10 tỷ đồng/ tổng nguồn vốn =<3 tỷ đồng | Tổng DT của năm =<100 tỷ đồng/ tổng nguồn vốn =<50 tỷ đồng | Tổng DT của năm =<300 tỷ đồng/ tổng nguồn vốn =<100 tỷ đồng |
Một số vấn đề hỗ trợ cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa
LĨNH VỰC | Hỗ trợ thuế, kế toán | Hỗ trợ tiếp cận tín dụng | Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực |
NỘI DUNG |
|
|
|
- KẾT QUẢ THỰC THI
Lý thuyết với thực tế trước giờ luôn là hai chiến tuyến không bao giờ đồng nhất, đó chính là lý do tại sao tới thời điểm hiện nay, các chính sách của Luật đang trên đà bỏ ngỏ, bộc lộ quá nhiều yếu điểm trong quá trình triển khai.
Thực tế cho thấy, nhiều địa phương chưa bố trí kinh phí để hỗ trợ các DN, doanh nghiệp chưa triển khai được các hạng mục được ưu tiên hỗ trợ do quy định pháp lý chưa đầy đủ, hoặc là mới được ban hành, tỷ lệ DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, tín dụng, quỹ hỗ trợ tín dụng còn thấp…
Như vậy có thể thấy, các Nghị định, Thông tư, Quyết định lần lượt ra đời để hỗ trợ thi hành (Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa…) song vẫn chưa thật sự được “thực tế hóa” để áp dụng một cách bài bản nhất.
Nguyên nhân xuất phát từ công tác địa phương trong việc áp dụng văn bản pháp luật còn nhiều tắc nghẽn, chưa thực sự tận tâm để hỗ trợ DN và còn thêm rất nhiều yếu tố khách quan khác…
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhiều DN đã không thể trụ vững lại cùng với nên kinh tế. Chúng tôi tin rằng, sắp tới Chính phủ sẽ triển khai quyết liệt hơn để cứu sống các DN Việt Nam đang đứng trước bờ vực sống còn của đại dịch Covid-19./.